Tin tức - Nhà nước và Pháp luật
    WHO mong muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ
    (03/06/2020 04:58:00)
    (ĐCSVN) – Ngày 1/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ, chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống D.Trump tuyên bố chấm dứt mối quan hệ với tổ chức này.
    Đọc tiếp...
    Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia và Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia năm 2019
    (02/06/2020 08:41:23)
    Ngày 27/11/2019, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 98/2019/QH14 phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia.Trước đó hai văn kiện này đã được ký ngày 5/10/2019 tại Hà Nội, với sự chứng kiến Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Hun Sen. Hai văn kiện này là dấu mốc pháp lý chính thức khẳng định thành quả phân giới cắm mốc (PGCM) trên thực địa 1.042km/1.137km (84%) đường biên giới giữa hai nước.
    Đọc tiếp...
    Vấn đề miễn trừ đối với các thoả thuận về nghiên cứu và phát triển
    (02/06/2020 08:36:48)
    Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (sau đây gọi tắt là R&D). Tuy nhiên, chi phí nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là tạo ra những sản phẩm mang tính đột phát thường rất lớn. Mặt khác, hoạt động đầu tư cho R&D thường có xác xuất thất bại lớn. Chi phí lớn và rủi ro cao chính là một trong những thách thức của hoạt động R&D. Bài viết phân tích các khía cạnh có liên quan trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm tương ứng từ pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
    Đọc tiếp...
    Bất khả kháng và nghĩa vụ hoàn trả tài sản
    (02/06/2020 03:58:42)
    Bất khả kháng là một trong những căn cứ miễn trách nhiệm dân sự, theo đó khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do xảy ra một hoàn cảnh khách quan, không dự báo được và không thể khắc phục được dù đã nỗ lực hết khả năng thì bên có nghĩa vụ đó không phải chịu trách nhiệm đối với việc không thực hiện nghĩa vụ của mình. Câu hỏi đặt ra là bất khả kháng có phải là nguyên tắc chung, áp dụng cho mọi quan hệ dân sự ? Liệu nguyên tắc này có những ngoại lệ trong một số loại quan hệ cụ thể? Bài viết này không nhằm phân tích thế nào là bất khả kháng, mà tập trung nghiên cứu sự kiện bất khả kháng có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm trong các loại hợp đồng mà hết thời hạn một bên phải trả lại tài sản cho bên kia.
    Đọc tiếp...