Trong thàng 7 năm 2008, sau khi hoàn thành nhiệm vụ coi thi tuyển sinh đại học năm 2008, được sự đồng ý của Hiệu trưởng, Khoa Lý luận Chính trị đã tổ chức chuyến thực tế địa phương tại các tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Đoàn gồm có 21 cán bộ giảng viên trong khoa do PGS. TS Nguyễn Bình Yên là trưởng đoàn.

Việc đi thực tế của Khoa được thực hiện theo Quyết định số 1226/GD-ĐT ngày 06/4/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định một số vấn đề về dạy và học, điều kiện và chế độ làm việc của giáo viên Mác - Lênin các trường đại học và cao đẳng.

Trong thời gian thực tế, đoàn đã được Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa và các địa phương tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tại Thanh Hóa, Đoàn đã nghe các đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Phó Bí thư trực Thành ủy và đồng chí Lê Bá Ngênh - Phó Chủ tịch Thành phố Thanh Hóa báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của thành phố và của tỉnh Thanh Hóa. Với kinh nghiệm của người làm công tác lý luận và quản lý, tổ chức hoạt động thực tiễn tại địa phương, đồng chí Lê Bá Nghênh đã giới thiệu và phân tích sâu sắc nhiều vấn đề của địa phương theo nguyên tắc phương pháp luận khoa học kết hợp lý luận với thực tiễn; đặc biệt, đồng chí đã nêu rõ những thành tựu và những khó khăn mà cán bộ và nhân dân Thanh Hóa đã gặp phải trong quá trình phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Hóa anh hùng theo đường lối đổi mới của Đảng. Với tinh thần cởi mở, khoa học, các đồng chí lãnh đạo thành phố Thanh Hóa đã cùng đoàn trao đổi sâu nhiều vấn đề mà thực tiễn Thanh Hóa cùng như công tác lý luận đang đặt ra.

Với sự hướng dẫn của các đồng chí lãnh đạo địa phương, Đoàn đã đi thực tế tại một số cơ sở của thành phố Thanh Hóa, thăm và thắp hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thanh Hóa, thăm dic tích lịch sử chiến tranh Hàm Rồng và một số di tích lịch sử văn hóa khác.

Tại Ninh Bình, Đoàn đã khảo sát tình hình kinh tế - xã hội một số khu vực củ tỉnh. Đặc biệt, với chủ đề về tôn giáo, Đoàn đã đến thăm và tìm hiểu lịch sử một số cơ sở thờ tự tôn giáo - nghệ thuật kiến trúc - di tích lịch sử vân hóa nổi tiếng như Nhà thờ đá Phát Diệm, Chùa Bái Đính, Non Nước...

Đơth thực tế đã kết thúc tốt đẹp và mang lại cho cán bộ, giảng viên trong khoa những tri thức bổ ích, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cùng những cảm thông sâu sắc đối với các tầng lớp nhân dân lao động trên khắp mọi miền đất nước đang ngày đêm cống hiến công sức cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đó là những nhân tố quan trọng giúp các thầy cô trong khoa hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy lý luận, nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường trong năm học mới.

Nguyễn An