Tư tưởng nhân văn - “chìa khóa vàng” của sức mạnh Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng nêu rõ mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2025: “là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp”; đến năm 2030: “là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”; đến năm 2045: “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”(1), thể hiện khát vọng lớn lao của Đảng và của dân tộc ta. Để thực hiện tầm nhìn đó, với bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại những cơ hội lớn nhưng khó khăn cũng không nhỏ, những thách thức rất khó lường như đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu sắc đến đời sống nhân loại nói chung và đất nước ta nói riêng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, trong đó có sức mạnh của tư tưởng nhân văn.

Nhìn lại chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có thể nhận định, tư tưởng nhân văn là một trong những cội nguồn sức mạnh Việt Nam. Đặc biệt, trên chặng đường hơn 90 năm của cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với các giá trị nhân văn cao đẹp, dân tộc ta đã huy động cao nhất sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tập hợp lực lượng quốc tế một cách hiệu quả. Gần đây nhất, thấm nhuần tư tưởng nhân văn của dân tộc, Đảng ta đã xác định mục tiêu, phương thức chống dịch bệnh COVID-19 từ rất sớm, rất rõ ràng và đúng đắn, khơi dậy nguồn sức mạnh quốc gia to lớn, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam. Cũng như những thắng lợi to lớn khác của cách mạng Việt Nam, thành công trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho thấy, về cả lý luận và thực tiễn, vận dụng tư tưởng nhân văn Việt Nam là “chìa khóa vàng” cho việc phát huy cao độ sức mạnh dân tộc cũng như tập hợp lực lượng, huy động sự ủng hộ quốc tế. Theo nghĩa đó, “sức mạnh nhân văn” là một cấu phần quan trọng làm nên sức mạnh quốc gia Việt Nam.

Từ đầu thế kỷ XXI, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thúc đẩy khái niệm “Chủ nghĩa nhân văn mới cho thế kỷ XXI”, trong đó nhấn mạnh việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, sự hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề chung, bảo đảm sự bình đẳng cho con người và phát triển bền vững(2). Với quan niệm về nhân văn của UNESCO, có thể nói Việt Nam là trường hợp điển hình trong lịch sử nhân loại về phát huy giá trị nhân văn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bảo vệ độc lập, chủ quyền, tự do và bản sắc văn hóa của mình trước những kẻ thù mạnh mẽ nhất, hung bạo nhất, trong thế tương quan lực lượng rất chênh lệch. Một nguyên nhân thành công căn bản chính là việc phát huy những giá trị nhân văn cao cả. Trước mọi kẻ thù, người Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. Lòng yêu nước, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(3). Ngay cả khi chiến thắng, ông cha ta luôn mong muốn giữ gìn nền hòa bình bền vững bằng đường lối đối ngoại hòa hiếu, sẵn sàng hòa giải với kẻ thù xâm lược, “lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”(4).

Được sáng lập và rèn luyện bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 90 năm qua, dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn mác-xít và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập, tự do, vì nhân dân. Nhờ đó, dù trong bối cảnh tương quan lực lượng rất chênh lệch, Đảng đã huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giành chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, đại thắng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ, qua đó hiện thực hóa khát vọng hòa bình, độc lập, tự do ngàn đời của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh cách mạng đó, Đảng ta luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, khát vọng hòa bình và độc lập nhằm tạo dựng mặt trận ủng hộ Việt Nam, qua đó khai thác tối đa sức mạnh thời đại. Trong thời bình, với tư tưởng nhân văn của Bác “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(5), Đảng đã tập trung kiến thiết quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng dũng cảm tự đổi mới, thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu vì nhân dân, vì một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình và giàu mạnh. Với đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành điểm sáng của khu vực châu Á  - Thái Bình Dương với sự ổn định chính trị, kinh tế phát triển năng động, các chính sách an sinh xã hội ưu việt và luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhờ giữ gìn và phát huy các giá trị nhân văn mà chúng ta đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp dân tộc vượt qua mọi thách thức trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Như vậy, giá trị nhân văn là một sức mạnh có tính điển hình của dân tộc Việt Nam, có những đặc trưng riêng, thể hiện cả trong hệ giá trị, thể chế, chính sách đối ngoại. Mục tiêu của sức mạnh nhân văn Việt Nam là vì con người, thu phục nhân tâm, đoàn kết quốc tế.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng nêu rõ mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2025: “là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp”; đến năm 2030: “là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”; đến năm 2045: “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”(1), thể hiện khát vọng lớn lao của Đảng và của dân tộc ta. Để thực hiện tầm nhìn đó, với bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại những cơ hội lớn nhưng khó khăn cũng không nhỏ, những thách thức rất khó lường như đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu sắc đến đời sống nhân loại nói chung và đất nước ta nói riêng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, trong đó có sức mạnh của tư tưởng nhân văn.

Nhìn lại chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có thể nhận định, tư tưởng nhân văn là một trong những cội nguồn sức mạnh Việt Nam. Đặc biệt, trên chặng đường hơn 90 năm của cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với các giá trị nhân văn cao đẹp, dân tộc ta đã huy động cao nhất sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đồng thời tập hợp lực lượng quốc tế một cách hiệu quả. Gần đây nhất, thấm nhuần tư tưởng nhân văn của dân tộc, Đảng ta đã xác định mục tiêu, phương thức chống dịch bệnh COVID-19 từ rất sớm, rất rõ ràng và đúng đắn, khơi dậy nguồn sức mạnh quốc gia to lớn, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam. Cũng như những thắng lợi to lớn khác của cách mạng Việt Nam, thành công trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho thấy, về cả lý luận và thực tiễn, vận dụng tư tưởng nhân văn Việt Nam là “chìa khóa vàng” cho việc phát huy cao độ sức mạnh dân tộc cũng như tập hợp lực lượng, huy động sự ủng hộ quốc tế. Theo nghĩa đó, “sức mạnh nhân văn” là một cấu phần quan trọng làm nên sức mạnh quốc gia Việt Nam.

Từ đầu thế kỷ XXI, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã thúc đẩy khái niệm “Chủ nghĩa nhân văn mới cho thế kỷ XXI”, trong đó nhấn mạnh việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, sự hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề chung, bảo đảm sự bình đẳng cho con người và phát triển bền vững(2). Với quan niệm về nhân văn của UNESCO, có thể nói Việt Nam là trường hợp điển hình trong lịch sử nhân loại về phát huy giá trị nhân văn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bảo vệ độc lập, chủ quyền, tự do và bản sắc văn hóa của mình trước những kẻ thù mạnh mẽ nhất, hung bạo nhất, trong thế tương quan lực lượng rất chênh lệch. Một nguyên nhân thành công căn bản chính là việc phát huy những giá trị nhân văn cao cả. Trước mọi kẻ thù, người Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. Lòng yêu nước, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(3). Ngay cả khi chiến thắng, ông cha ta luôn mong muốn giữ gìn nền hòa bình bền vững bằng đường lối đối ngoại hòa hiếu, sẵn sàng hòa giải với kẻ thù xâm lược, “lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”(4).

Được sáng lập và rèn luyện bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 90 năm qua, dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn mác-xít và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn nêu cao ngọn cờ hòa bình, độc lập, tự do, vì nhân dân. Nhờ đó, dù trong bối cảnh tương quan lực lượng rất chênh lệch, Đảng đã huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giành chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, đại thắng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ, qua đó hiện thực hóa khát vọng hòa bình, độc lập, tự do ngàn đời của dân tộc. Trong các cuộc đấu tranh cách mạng đó, Đảng ta luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, khát vọng hòa bình và độc lập nhằm tạo dựng mặt trận ủng hộ Việt Nam, qua đó khai thác tối đa sức mạnh thời đại. Trong thời bình, với tư tưởng nhân văn của Bác “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(5), Đảng đã tập trung kiến thiết quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng dũng cảm tự đổi mới, thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu vì nhân dân, vì một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình và giàu mạnh. Với đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành điểm sáng của khu vực châu Á  - Thái Bình Dương với sự ổn định chính trị, kinh tế phát triển năng động, các chính sách an sinh xã hội ưu việt và luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhờ giữ gìn và phát huy các giá trị nhân văn mà chúng ta đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp dân tộc vượt qua mọi thách thức trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Như vậy, giá trị nhân văn là một sức mạnh có tính điển hình của dân tộc Việt Nam, có những đặc trưng riêng, thể hiện cả trong hệ giá trị, thể chế, chính sách đối ngoại. Mục tiêu của sức mạnh nhân văn Việt Nam là vì con người, thu phục nhân tâm, đoàn kết quốc tế.

Minh chứng gần đây nhất là việc Việt Nam nổi lên như một “hình mẫu thành công” với các giá trị nhân văn cao cả, khi cả nhân loại đang đương đầu với đại dịch COVID-19. Một đất nước với sức mạnh kinh tế còn khiêm tốn, độ mở hội nhập quốc tế cao, đã làm thế giới bất ngờ với số lượng người mắc bệnh thấp, tỷ lệ chữa khỏi rất cao với những ca rất nghiêm trọng. Nhân loại cũng đánh giá cao niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, đoàn kết trên dưới một lòng, tình nghĩa đồng bào sắt son của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của một dân tộc tuy còn khó khăn, nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho bạn bè, đối tác; cảm phục trước tinh thần trách nhiệm giương cao ngọn cờ đoàn kết ASEAN, hợp tác đa phương, kết nối các quốc gia để cùng nhau vượt qua đại dịch thế kỷ. Có thể thấy, nếu như trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam là lương tri của nhân loại, thì hiện nay hình ảnh Việt Nam như một biểu tượng nhân văn đang nổi bật trên thế giới. Hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ CNN nhận định về sáng kiến ATM gạo trợ giúp những người khó khăn trong đại dịch COVID-19 của Việt Nam: “Việc này tuyệt vời đến mức khó tin”(9). Những người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam bày tỏ: “Cảm ơn nghĩa cử của các bạn, cảm ơn sự hy sinh, cảm ơn sự tử tế, cảm ơn lòng nhân từ” và “với sức mạnh của các bạn, chúng tôi không sợ gì nữa”(10).

Nguyên nhân của thành công này, trước hết là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với mục tiêu nhân văn tối thượng, xuyên suốt: “Tất cả vì nhân dân”. Thành công đó còn dựa trên nền tảng truyền thống nhân văn, mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội. Nhờ tinh thần nhân văn, chúng ta đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự hoạt động hiệu quả của hệ thống chính trị; tinh thần trách nhiệm cao cả của một quốc gia thủy chung, tình nghĩa đối với bạn bè, đối tác. Sức mạnh nhân văn thể hiện từ Lời kêu gọi quốc dân, đồng bào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt và hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, đến những chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, vai trò của Quốc hội, những chỉ thị, hành động sát cánh cùng nhân dân của các cấp lãnh đạo từ Bộ Chính trị đến các bộ, ngành, địa phương. Sức mạnh đó cũng thể hiện ở những nỗ lực trên tuyến đầu của các lực lượng y tế, quân đội, công an; ở những nghĩa cử dành cho đồng bào trong nước, ngoài nước và cả người nước ngoài ở Việt Nam. Sức mạnh nhân văn Việt Nam còn thể hiện ở những chuyến hàng viện trợ đầy nghĩa tình cho bạn bè gần xa, sự chung tay cùng cộng đồng ASEAN và quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch.

Như vậy, có thể thấy rằng, sức mạnh nhân văn Việt Nam hiện nay được phát huy từ cả bên trong và bên ngoài. Đối với bên trong, đó là việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là việc xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam thấm nhuần các giá trị nhân văn truyền thống và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đối với bên ngoài, đó là việc kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, nêu cao thượng tôn pháp luật, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tham gia xử lý các vấn đề chung của nhân loại. Qua đó, thế giới nhìn nhận Việt Nam như một quốc gia với mục tiêu cao cả vì dân giàu, nước mạnh, phát triển bền vững vì con người và bảo vệ tự nhiên; một quốc gia nỗ lực đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển bền vững của nhân loại. Bạn bè quốc tế nhìn con người Việt Nam, mà trước hết là qua các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao, qua người dân như hiện thân của những con người kiên cường nhưng hòa hiếu, độc lập, tự chủ nhưng đầy trách nhiệm với công việc chung của nhân loại. Với mục đích sáng rõ “Tất cả vì nhân dân”, cách làm độc đáo và sáng tạo, với sức mạnh toàn dân, những nỗ lực bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chinh phục niềm tin của cộng đồng quốc tế.

Trong thời kỳ mới “hậu đại dịch”, nhân loại chắc chắn sẽ có những đổi thay sâu sắc. Đất nước ta cũng sẽ có những chuyển đổi trên nhiều mặt để phù hợp với “trạng thái bình thường mới”, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khiếm khuyết bộc lộ trong thời gian qua. Trong bối cảnh đó, phát huy sức mạnh nhân văn dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh vẫn luôn là phương cách cần thiết để gia tăng nội lực, huy động ngoại lực. Đối với quốc gia, việc nêu cao các mục tiêu “hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” và “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, phát triển bền vững giúp tập hợp và huy động sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời cô lập những thế lực âm mưu gây bất ổn, phá hoại nền hòa bình và độc lập dân tộc. Đảng hiệu triệu toàn dân với những mục tiêu nhân văn cao cả nhằm khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc để tập trung mọi nguồn lực tạo đột phá phát triển. Đồng thời, nêu cao giá trị nhân văn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giúp minh định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc, đấu tranh với sự mập mờ, các chiêu bài núp bóng cái gọi là “các giá trị phổ quát”, hoặc là chủ nghĩa nhân văn mang tính cải lương, phản cách mạng.

Đối với cộng đồng quốc tế, thông qua việc nêu cao thông điệp nhân văn vì hòa bình, ổn định, xây dựng lòng tin, phát triển bền vững và thượng tôn pháp luật, Việt Nam có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo chiều rộng, đồng thời đưa các mối quan hệ đã xác lập đi vào chiều sâu vì các lợi ích chung. Với sức hấp dẫn của hòa bình, ổn định, an toàn, thân thiện và sự phát triển năng động, Việt Nam tiếp tục thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển bền vững. Việc nêu cao chính nghĩa, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, vì an ninh, ổn định của khu vực và thế giới, góp phần thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam hóa giải thách thức đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trên cơ sở các giá trị nhân văn chung, Việt Nam cũng có khả năng tham gia các tập hợp lực lượng xử lý các vấn đề toàn cầu và chung tay cùng các lực lượng tiến bộ trên thế giới đấu tranh vì sự nghiệp chung của nhân loại./.

-----------------------------

(1)  Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 326 – 327
(2) Xem: Irina Bokova: “A New humanism for the 21st Century”, https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000189775
(3) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2001, t. 12, tr. 33 - 34
(4) Nguyễn Trãi: Bình Ngô Đại cáo
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr. 64
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tậpSđd, t. 15, tr. 668
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tậpSđd, t. 4, tr. 175
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tậpSđd, t. 1, tr. 491
(9) Alicia Lee: “Rice ATMs’ provide free rice for people out of work in Vietnam due to the coronavirus crisis”,  https://edition.cnn.com/2020/04/13/world/coronavirus-vietnam-rice-atm-trnd/index.html, 13-4-2020
(10)  https://zingnews.vn/nguoi-nuoc-ngoai-dong-loat-nhan-cam-on-viet-nam-giua-mua-dich-post1074397.html

Sưu tầm